Disaster prevention goods, first aid supplies, radios, flashlights, dry bread

7 điểm quan trọng hữu ích khi xảy ra thảm họa thiên nhiên cần nắm bắt!

Để có được cuộc sống an tâm và thoải mái tại Nhật Bản, việc nắm bắt về các thảm họa thiên nhiên có khả năng xảy ra quanh mình cũng rất quan trọng. Tại Nhật Bản là nơi luôn cận kề với thảm họa, những người quan tâm đến “phòng chống thiên tai” đang ngày càng gia tăng, việc xây dựng phố phường chống được thảm họa cũng được tiến hành đồng thời. Lần này, tôi xin giới thiệu về 7 điểm quan trọng hữu ích trong cuộc sống, từ những đặc trưng của thảm họa thiên nhiên của Nhật Bản, cho đến việc chuẩn bị và những kiến thức trong trường hợp khẩn cấp. Hãy chuẩn bị đối phó với thảm họa, để tận hưởng hơn nữa cuộc sống tại Nhật Bản!

1. Hãy nắm bắt về thảm họa thiên nhiên xảy ra tại Nhật Bản

Có rất nhiều thảm họa thiên nhiên có thể xảy ra tại Nhật Bản, chẳng hạn như bão hay mưa to gây thiệt hại nặng nề mỗi năm, và những trận động đất không biết sẽ xảy ra khi nào và tại đâu, v.v. Tuy nhiên, đó là những thứ không thể tránh khỏi khi sống trên đất nước này. Trước tiên, hãy thử bắt đầu từ việc nắm bắt về các đặc trưng của từng thảm họa để đối diện với chúng.

台風・豪雨・豪雪四季がはっきりしている日本は、気温や気候に合わせて様々な気象現象をもたらす。春から夏への変わり目には「梅雨」と呼ばれる多量の降雨、夏から秋は台風が接近し、暴風雨にみまわれることが多い。冬は、特に日本海側地域に大量の降雪・積雪をもたらし、大雪による交通障害も多数発生。
Bão, mưa to, tuyết rơi dày
Nhật Bản với bốn mùa rõ rệt, mang lại các hiện tượng khí hậu đa dạng phù hợp với nhiệt độ và khí hậu. Vào những ngày chuyển từ mùa Xuân sang mùa Hè, lượng mưa rơi rất nhiều được gọi là “mùa mưa”, khi chuyển từ mùa Hè sang mùa Thu thì thường xuyên có các cơn bão tiếp cận và chứng kiến những cơn mưa gió rất lớn. Mùa Đông thì tuyết rơi, tuyết phủ nhiều ở các vùng phía bờ biển Nhật Bản và thường hay gây ra cản trở giao thông vì lượng tuyết nhiều.
洪水・土砂災害国土の7割が山地であることから、河川は急勾配で流れも速く、川の氾濫が起きやすいのが特徴。地震などの地殻変動によって形成される複雑な地形に、温帯多雨という気象条件が加わることで土砂災害も起こりやすい。近年は、短時間の大雨で下水などの排水機能が追いつかなくなり、地上に水があふれ出す「内水氾濫」など、コンクリートやアスファルトに覆われた都市での洪水も増えている。
Lũ lụt, thảm họa lở đất
Vì 70% diện tích toàn lãnh thổ là đồi núi, nên có đặc trưng là các con sông có dòng chảy nhanh với độ dốc lớn và dễ xảy ra nước sông tràn bờ. Với địa hình phức tạp được hình thành do những biến động của vỏ trái đất chẳng hạn như động đất, v.v, cộng với điều kiện khí tượng ôn đới mưa nhiều, thảm họa lở đất dễ xảy ra. Trong những năm gần đây, chức năng thoát nước của nước thải, v.v không theo kịp khi có mưa lớn trong thời gian ngắn, nên lũ lụt tại các đô thị bị bao phủ bởi bê tông và nhựa đường đang ngày càng tăng, chẳng hạn như “ngập lụt nội địa” làm cho nước tràn lên mặt đất, v.v.
地震・津波・火山災害日本は地球の表面を覆う十数枚のプレート(岩盤)のうち、4枚が衝突する場所に位置することから地震や火山活動が起きやすい。加えて、海に囲まれた島国のため地震による津波も大きな被害を生む原因になっている。一方で、火山周辺地域ではその熱を利用した「温泉」も多く、自然の力を生かした共存も見受けられる。
Thảm họa động đất, sóng thần, núi lửa
Trong số mười mấy mảng kiến tạo (tầng đá gốc) bao phủ bề mặt trái đất, Nhật Bản tọa lạc tại vị trí mà 4 mảng va chạm vào nhau, nên dễ xảy ra hoạt động động đất và núi lửa. Thêm vào đó, vì là đảo quốc được bao bọc xung quanh bởi biển, nên sóng thần gây ra bởi động đất cũng là nguyên nhân gây ra các thiệt hại to lớn. Mặt khác, tại các vùng xung quanh núi lửa, có nhiều “suối nước nóng (onsen)” tận dụng nguồn nhiệt này, nên cũng nhận thấy rằng có sự cộng tồn tận dụng nguồn lực của thiên nhiên.

2. Nếu thảm họa lớn xảy ra thì sẽ như thế nào?

Disaster prevention goods, first aid supplies, radios, flashlights, dry bread
Vật dụng phòng chống thảm họa, bộ dụng cụ sơ cứu, máy radio, đèn pin, bánh mì khô

Khi phát sinh thảm họa, các cơ sở hạ tầng quan trọng được dự đoán sẽ bị cắt đứt, đặc biệt, việc ngưng điện nước ga và các phương tiện giao thông, lưu thông hàng hóa gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Cúp điện và cúp nước sẽ làm cho việc đảm bảo nước uống và lương thực trở nên khó khăn, tùy theo mùa cũng có khi máy lạnh hay máy sưởi không thể sử dụng được, nên có cả trường hợp phải đối diện với tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Vì tùy theo quy mô của thảm họa mà cũng có trường hợp mất nhiều thời gian để phục hồi các cơ sở hạ tầng quan trọng, nên khi gặp khó khăn khi sinh hoạt tại nhà, việc đến các cơ sở lánh nạn tạm thời như trường học hay nhà văn hóa công cộng gần nhà cũng là một lựa chọn. Hãy chuẩn bị trước và thu thập thông tin, quyết định trước cách thức liên lạc với người thân trong gia đình, v.v.

3. Thu thập thông tin chính xác khi xảy ra thảm họa



Thông tin nhiều thứ tiếng về việc giảm nhẹ thảm họa

Để nắm bắt tình hình thảm họa, hãy tra cứu trước về việc có thể thu thập thông tin cần thiết từ nguồn nào. Các trường hợp vì không quen với thảm họa nên không hiểu được các từ vựng liên quan đến thảm họa và khó hiểu được thông tin khi xảy ra trường hợp khẩn cấp cũng được dự đoán sẽ xảy ra.
Trong những năm gần đây, các trang Web hay ứng dụng cung cấp thông tin hỗ trợ nhiều thứ tiếng đang ngày càng có nhiều tại Nhật. Vì “Thông tin khí tượng phòng chống thiên tai” đang được cung cấp bởi Cơ quan Khí tượng hay ứng dụng “Safety tips” được phát triển với sự giám sát của Cơ quan Du lịch, v.v cũng có thể truy cập dễ dàng từ điện thoại thông minh, nên việc thử tận dụng trong cuộc sống thường ngày cũng có thể trở thành bước đầu của việc phòng chống thiên tai.

Thông tin khí tượng phòng chống thiên tai
Trang Web tổng hợp các thông tin bằng nhiều thứ tiếng liên quan đến phòng chống thiên tai được triển khai tại trang chủ của Cơ quan Khí tượng. Có đăng các thông tin về khí tượng và thông tin phòng chống thiên tai chẳng hạn như động đất và sóng thần, núi lửa, đại dương, v.v.
(https://www.jma.go.jp/jma/kokusai/multi.html

Safety tips
Là ứng dụng miễn phí thông báo các thông tin về thảm họa, v.v trong nước Nhật, được phát triển dưới sự giám sát của Cơ quan Du lịch. Cung cấp các tin nóng khẩn cấp về động đất hay cảnh báo sóng thần, thông tin lánh nạn, v.v bằng 14 ngôn ngữ quốc gia (15 thứ tiếng).
(https://www.rcsc.co.jp/safety)

4. Điều quan trọng khi lánh nạn


Cổng thông tin bản đồ cảnh báo rủi ro

Tùy theo tình hình thảm họa, thời điểm lánh nạn và độ an toàn của đường đi đến nơi lánh nạn, v.v sẽ thay đổi. Do vậy, hãy kiểm tra trước mức độ nguy hiểm xung quanh nhà và nơi lánh nạn, v.v khi xảy ra thảm họa tại “bản đồ cảnh báo rủi ro” được công bố bởi từng chính quyền địa phương. Điểm quan trọng là tra cứu trước không chỉ khu vực sinh hoạt nơi có nhà ở, v.v, mà còn cả địa điểm có thể trở thành nơi lánh nạn, chẳng hạn như nơi làm việc, nhà ở quê, nhà người quen, v.v. Nếu nhập địa chỉ và chọn các hiểm họa như “lũ lụt”, “thảm họa lở đất”, “sóng thần”, v.v, thì sẽ có thể nhìn thấy một cách cụ thể nơi lánh nạn phù hợp, khác nhau tùy theo thảm họa.
Ngoài ra, việc trao đổi và quyết định trước với người thân gia đình hay người quen về nơi tập hợp cũng rất quan trọng. Có thể nói việc liên lạc qua lại bằng “Bảng tin dùng cho thảm họa web171” có thể đăng ký tin nhắn trên internet, hay trao đổi với Đại sứ quán cũng là các cách thức hữu hiệu.

“Bảng tin dùng cho thảm họa web171”
Là bảng tin có thể đăng ký và kiểm tra bằng văn bản các thông tin an toàn, v.v trên internet. Khi xảy ra thảm họa, v.v, người dân sống tại khu vực gánh chịu thảm họa (bao gồm cả nơi lánh nạn, v.v) có thể truy cập vào Bảng tin dùng cho thảm họa (web171) thông qua internet và đăng ký thông tin tin nhắn với mã số là số điện thoại. (https://www.web171.jp/web171app/topRedirect/)

5. Tiến hành trước việc chuẩn bị đối phó với thảm họa

GettyImages-1488288613

Người ta cho rằng phải tích trữ tối thiểu phần của 3 ngày, và dự trù việc lưu thông hàng hóa sẽ bị ngưng nên đặc biệt lương thực và nước uống nếu có khoảng phần của 1 tuần thì sẽ cảm thấy an tâm. Hãy cố gắng thực hiện “tích lũy thường ngày” theo cách tích lũy những thứ quen ăn ngày thường, ngoài nước khoáng thì tích lũy những thức uống yêu thích nhiều một chút, sau đó sẽ dùng dần từ những thứ sắp hết hạn dùng, rồi bổ sung đúng phần đã vơi đi.
Ngoài ra, nhằm phục vụ cho lúc lánh nạn vài ngày tại nơi không phải nhà riêng, nếu chuẩn bị sẵn “túi mang đi” khác với những thứ chuẩn bị tại nhà thì sẽ an tâm hơn. Tốt nhất là kiểu ba lô có thể chứa được nhiều đồ và rảnh hai tay khi đeo. Sau khi gom các thứ cảm thấy cần thiết tại nơi lánh nạn, hãy kiểm tra trước xem với độ nặng đó bản thân có thể đeo được hay không!

ポーチのサイズや形状は気にせず、普段持ち歩いているもの+被災時に必要になりそうなものをチョイスしてみよう。
Không cần quan tâm đến kích cỡ hay hình dạng của túi nhỏ, mà hãy thử chọn loại mang đi thường ngày + những thứ cảm thấy cần thiết khi bị thảm họa.
左:生理用品
普段から使い慣れていて、ポーチに入る薄いサイズを定期的に入れ替え。怪我の時の止血にも有効。

中央:食べ物(チョコレート、あめ、タブレット)
あめやタブレットミントのほか、一口サイズのチョコレートも。ちょっとした空腹を満たせる。

右:携帯用バッテリー
情報収集や連絡手段の一つとして、災害時にこそスマホは必須アイテム。コードも忘れずに。
Trái: Băng vệ sinh Thay thế định kỳ băng loại mỏng dùng quen ngày thường và có thể cho vào túi nhỏ. Băng này cũng có ích trong việc cầm máu khi bị thương.
Giữa: Đồ ăn (sô cô la, kẹo, kẹo viên ngậm) Ngoài kẹo hay kẹo viên ngậm, cho vào cả sô cô la kích cỡ vừa một lần ăn. Những thứ này để làm no khi cảm thấy hơi đói.
Phải: Pin dự phòng cầm tay Chính vào lúc xảy ra thảm họa thì điện thoại thông minh càng trở thành vật phẩm thiết yếu, xem như là một cách thức để thu thập thông tin và liên lạc. Đừng quên cả dây cắm.
左上:ウェットティッシュ
耐光性、防湿性に優れたパッケージで長期間の保存・使用が可能な防災用もあり。

左下:マスク
感染症対策のほか、道路や建物の崩壊で粉塵が舞う中を歩くなど、非常時に役立つアイテム。

右:飲み物
ポーチに入らなくても、飲み物はカバンなどに常備しておきたい。350㎖の小さいサイズでOK。
Trái trên: Khăn giấy ướt Cũng có cả loại dùng cho phòng chống thiên tai có khả năng bảo quản và sử dụng trong thời gian dài với đóng gói tốt có tính chịu sáng và tính chống ẩm.
Trái dưới: Khẩu trang Ngoài đối sách phòng bệnh truyền nhiễm, còn là vật dụng có ích trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như đi bộ trong tình trạng bụi rơi vãi do đường lộ hay tòa nhà bị sụp đổ.
Phải: Thức uống Cho dù không cho lọt vào túi nhỏ, thì thức uống cũng nên chuẩn bị sẵn v.v để cho vào túi xách, v.v. Kích cỡ nhỏ 350 ml là OK.
左:エマージェンシーシート
ブランケットのように体に巻きつけて使う、防寒・防水用シート。実際に使って性能を確認して。

中央:使い捨てカイロ
体を冷やさぬよう、ミニサイズでも貼るタイプ、貼らないタイプをそれぞれ入れておくと便利。

右:携帯トイレ
被災場所によっては、トイレがない場合も。スムーズに使えるよう、使用方法も確認しておこう。
Trái: Chăn cứu sinh Là tấm trải chống lạnh, chống thấm nước, sử dụng để quấn quanh cơ thể giống như chăn. Hãy dùng trong thực tế để kiểm tra tính năng.
Giữa: Miếng dán giữ nhiệt dùng một lần Sẽ rất tiện dụng nếu cho vào cả loại dán lẫn loại không dán, cho dù là kích cỡ nhỏ, để giữ cơ thể không bị lạnh.
Phải: Nhà vệ sinh di động Tùy theo nơi bị thảm họa, cũng có trường hợp không có nhà vệ sinh. Hãy kiểm tra trước cách sử dụng để có thể sử dụng một cách thuận lợi.
左:スキンケアアイテム
乾燥対策として、試供品の化粧水や乳液、オールインワンなど手軽に保湿できるものを。

中央:家族の写真、連絡先
スマホが使えない時のため、連絡先を書いたメモや家族の顔がわかる写真を入れておくと安心。

右:絆創膏
怪我や靴擦れした時の応急手当として。濡れないよう密封袋などに入れて3〜4枚ほど常備を。
Trái: Bộ chăm sóc da Mang theo thứ có thể giữ ẩm một cách đơn giản như dung dịch dưỡng ẩm hay sữa dưỡng thể là hàng mẫu miễn phí, all-in-one (tất cả trong một) dùng làm đối sách chống khô da.
Giữa: Ảnh gia đình, thông tin liên lạc Dùng cho lúc không thể sử dụng điện thoại thông minh, nếu cho vào trước ghi chú có viết thông tin liên lạc và ảnh có thể nhận biết gương mặt của người thân gia đình thì sẽ cảm thấy an tâm.
Phải: Băng cá nhân Dùng để sơ cứ khi bị thương hay rộp chân. Chuẩn bị sẵn bằng cách cho vào túi kín để không bị ướt khoảng 3~4 miếng.
左上:常備薬
半日以上身動きが取れない…等を想定し、持病がなくても、鎮痛剤など飲み慣れた薬を用意しよう。

中央:ポーチ
お守りのようにカバンの中に入れて常に持ち歩ければ、サイズや形状は気にせずOK。

ポーチに付いたチャーム:デンタルフロス
感染症対策の意味でも、口内衛生はとても大切。歯は磨けなくともフロスで最低限の手入れを。
Trái trên: Thuốc thường dùng tại nhà Giả định sẽ không thể di chuyển từ nửa ngày trở lên…, v.v, cho dù không có bệnh mãn tính cũng hãy chuẩn bị thuốc quen uống như thuốc giảm đau, v.v.
Giữa: Túi nhỏ Nên cho vào trong túi xách và luôn mang theo giống như bùa hộ thân, không cần quan tâm đến kích cỡ hay hình dạng cũng OK.
Phụ kiện đính kèm vào túi nhỏ: Chỉ nha khoa Vệ sinh răng miệng rất quan trọng, có ý nghĩa cả về mặt đối sách phòng bệnh truyền nhiễm. Dù không chải răng được, nhưng tối thiểu cũng cần chăm sóc bằng chỉ nha khoa.
左:ライト
ポーチの中に入れると、いざという時に取り出しづらいので、キーホルダータイプがおすすめ。

中央:ふえ
自分の居場所やSOSを知らせる救助笛。冨川さんは、少量の息でも音が鳴りやすいものをチョイス。

右:ヘアゴム
髪をまとめるだけでなく、食べかけのおやつの袋をとめたり、細かい物をまとめたりするのにも便利。
Trái: Đèn Nếu cho vào trong túi nhỏ thì sẽ khó lấy ra trong trường hợp khẩn cấp, nên được khuyên sử dụng loại kiểu móc khóa.
Giữa: Sáo Sáo cứu hộ nhằm cho biết nơi bản thân đang ở hay khi cầu cứu (SOS). Chị Tomikawa chọn loại dễ kêu tiếng dù chỉ dùng ít hơi.
Phải: Chun buộc tóc Không chỉ dùng để buộc tóc, mà còn tiện lợi khi buộc túi đựng đồ ăn vặt đang ăn dở hay thu gom các vật dụng nhỏ.

Việc tạo ra “túi nhỏ phòng chống thiên tai” để trang bị bảo vệ bản thân tạm thời khi bị thảm họa tại nơi đi đến bên ngoài cũng được khuyến khích thực hiện. Hãy ghi nhớ việc cho vào trong túi xách và mang theo thường xuyên và hãy tìm kích cỡ phù hợp nhất với bản thân mình. Việc cho sẵn vào từ những thứ có độ khẩn cấp cao và cảm thấy cần thiết khi bị thảm họa như nhà vệ sinh di động, chăn cứu sinh, v.v, cho đến những thứ sử dụng thường ngày như thuốc thường dùng tại nhà, pin điện thoại di động, v.v, và nắm bắt thường xuyên những thứ chứa trong túi rất quan trọng.

6. Đầu mối hỗ trợ người nước ngoài giúp bạn khi xảy ra thảm họa


Đường dây nóng dành cho du khách đến Nhật Bản (Japan Visitor Hotline)

Để chuẩn bị cho các thảm họa có thể xảy ra lúc nào không biết, các chính quyền địa phương của Nhật Bản đang tiến hành một cách tích cực các hoạt động nhằm nâng cao ý thức phòng chống thiên tai dành cho người nước ngoài đến tham quan hay đang lưu trú tại Nhật Bản và các nỗ lực để có thể an tâm sinh hoạt. Trước tiên, hãy đến chính quyền địa phương đang sinh sống và xác nhận trước về đầu mối hỗ trợ sẽ trợ giúp bản thân khi xảy ra thảm họa.
Ngoài ra, để không rơi vào tình trạng phát đi thông tin chỉ từ một phía, quầy tư vấn qua điện thoại “Đường dây nóng dành cho du khách đến Nhật Bản (Japan Visitor Hotline)” cũng được thiết lập. Vì hỗ trợ bằng nhiều thứ tiếng 24/24 trong 365 ngày/năm với tổng đài chuyên dùng cho người nước ngoài, nên có thể an tâm sử dụng khi du lịch đến Nhật Bản hay khi gặp thảm họa tại nơi đi đến bên ngoài lúc khẩn cấp.

Đường dây nóng dành cho du khách đến Nhật Bản (Japan Visitor Hotline)
Tổng đài nhiều thứ tiếng hỗ trợ suốt năm không nghỉ 24/24. Giúp hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp như bệnh tật, thảm họa, v.v, và cũng hướng dẫn du lịch thông thường cho du khách đến Nhật (không hỗ trợ thông dịch với người thứ ba hay đặt hẹn thay, v.v). Hỗ trợ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn. Số điện thoại: 050-3816-2787

7. Nếu là dọc theo “tuyến Seibu” chống được thảm họa, bạn có thể an tâm sinh sống

index_feature_img001
出典:国土地理院Webサイト(標高タイルを加工して作成)
Nguồn: Trang Web của Viện Thông tin Không gian Địa lý Nhật Bản (Xử lý tile độ cao so với mực nước biển để lập nên)

Từ nãy đến giờ tôi đã giới thiệu các bí quyết (tips) hữu ích khi xảy ra thảm họa, thế nhưng việc biết được các đối sách của khu phố đối với thảm họa và nguy cơ của đất đai cũng trở nên rất quan trọng khi sống tại Nhật. Thí dụ, tuyến đường sắt Seibu kết nối từ vùng phía Tây 23 quận thủ đô Tokyo đến vùng phía Tây tỉnh Saitama vì được trải bởi mạng lưới các tuyến đường sắt trên “Cao nguyên Musashino” có nền đất ổn định, nên có đặc trưng là cho dù có xảy ra động đất cũng ít rung lắc, và khó bị hóa lỏng đất. Độ tốt của nền đất này đã được ca ngợi và tuyến đường sắt Seibu đã giành được giải nhất tại “Giải thưởng ngày nền đất tốt (*)” với tư cách là tuyến đường sắt chống động đất mạnh nhất trong khu vực thủ đô Tokyo. Tại trang Web của tập đoàn bất động sản của Nhật là “SUUMO” cũng bình chọn thành phố Tokorozawa - vùng trung tâm dọc theo tuyến đường sắt này đứng thứ 1 trong các đô thị chống thảm họa, trong số 184 thành phố, quận thuộc 1 thủ đô và 3 tỉnh. Với đô thị có nền đất mạnh như thế, khi xảy ra động đất thì không chỉ về mức độ thiệt hại, mà cảm giác rung lắc cũng có sự khác biệt, nên dường như có thể kỳ vọng giảm thiểu nguy cơ của thảm họa. Ngoài ra, vì có ít các con sông lớn và tuyến đường sắt nằm trải trên vùng đồng bằng với độ cao so với mực nước biển khoảng 30~40m, nên đang được đánh giá là khu vực ít chịu ảnh hưởng của các thảm họa do nước gây ra, chẳng hạn như thiệt hại về ngập lụt, trừ những khu vực dọc sông và ven bờ.

Đối với những người đang sinh sống tại Nhật hiện tại và cả những người đang xem xét sống tại Nhật trong thời gian sắp tới chẳng hạn như làm việc hay du học, v.v, việc chọn lựa “Khu phố chống được thảm họa” cũng là một gợi ý giúp ích cho cuộc sống của bạn. Nhân cơ hội này, sao bạn không thử bắt đầu cuộc sống mới tại khu vực dọc theo tuyến đường sắt Seibu, nơi dễ sinh sống và có khả năng chống được thảm họa.

*“Giải thưởng ngày nền đất tốt”: Jibannet Holdings Co., Ltd. từ năm 2016 đã quy định ngày 28 tháng 11 là “Ngày nền đất tốt”. Giải thưởng nhằm khen thưởng thành tựu trong việc xây dựng môi trường sống nơi người sinh hoạt có thể tiếp tục sinh sống một cách an toàn và sung túc, và các hoạt động doanh nghiệp bảo vệ người sinh hoạt khỏi thảm họa.

text_Ami Hanashima photo_getty images